Kính thưa các thầy cô giáo và các em yêu quý!Trong không khí vui tươi phấn khởi chào đón năm mới 2023. Cô xin chúc toàn thể các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường THCS Bích Hòa năm mới luôn mạnh khỏe - bình an và thành công trên mọi lĩnh vực, các em học sinh luôn chăm ngoan học giỏi, đạt nhiều thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Cô xin giới thiệu cuốn sách thư viện mới bổ sung được mang tên “kể chuyện CÁC VỊ VUA HIỀN” của Nguyễn Việt Hà ; nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2019. Khổ 14,5 x 20,5, dày 151 tr.Số đăng ký cá biệt: 3203.
Thời nào cũng vậy, đất nước thịnh hay suy đều do tài đức của những người đứng đầu, Lịch sử Việt Nam đã ghi công đức của bao vị vua hiền, tướng giỏi – những người suốt đời lo cho dân, cho nước, lo nỗi lo của dân, vui nỗi vui cùng dân. Mở đầu cuốn chuyện ( trang 2 – 31), tác giả đã giới thiệu cho chúng ta biết vua An Dương Vương theo truyền thuyết, vào năm 257 trước công nguyên, nước Văn Lang mất mùa đói kém, Hùng Vương thứ 18 sao lãng việc triều chính, quan lại địa phương nhũng nhiễu dân lành, giặc cướp nổi lên khắp nơi,trăm họ rơi vào cảnh lầm than. Trước tình hình đó, theo ý nguyện của dân chúng, Thục Phán dẫn quân vào kinh đô Phong Châu dẹp loạn rồi lên ngôi báu, lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Triều An Dương Vương tuy không dài, nhưng cũng đạt được một số thành tựu đáng kể như: Phát trienr công nghệ đúc đồng; chuyển từ nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày …Tuy nhiên, việc Loa Thành thất thủ đã đẻ lại cho người đời sau bài học đắt giá về ý thức cảnh giác, giữu gìn giang sơn. Đến với trang 32 tác giả giới thiệu cho ta vua Lý Nam Đế. Với 30 trang ( 32 – 62). Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, người dựng lên nhà Tiến Lý vào giữa thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Lý Bí sinh ra trong một gia đình nghèo khó quê làng Thái Bình ( khoảng Thạch Thất và Sơn Tây ngày nay) năm 7 tuổi thì cha mẹ mất, phải đi làm thuê làm mướn, nhưng Lý Bí là người thông minh hiểu biết và chăm chỉ học hành. Nước ta bấy giờ đang bị nhà Lương bên Trung Quốc thống trị. Triều đại này có những chính sách cai trị dân rất tàn bạo. Chàng trai trẻ Lý Bí chỉ muốn mang hết sức mình đem lại cuộc sống công bằng cho và cuộc sống ấm no cho dân chúng trong vùng. Mùa đông năm Tân Dậu Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại quê mình, ông đã phát hịch kêu gọi lòng yêu nước tới dân chúng và kể tội ác giặc Lương. Khi chiến thắng nhà Lương Lý Bí lên ngôi đổi tên thành Lý Nam Đế, ông đã dựng điện Vạn Thọ ở giữa thành Long Biên làm nơi triều hội. Cùng năm đó, để mở mang và phát triển kinh tế, Lý Nam Đế cho đúc đồng tiền lưu hành trên cõi Việt. Lần đầu tiên nước ta có đồng tiền riêng của mình. Ngoài ý nghĩa kinh tế, việc đúc tiền còn khẳng định thêm sức mạnh độc lập của nhà nước Vạn Xuân. Tiếp theo từ trang 62 đến trang 151 tác giả đã giới thiệu cho chúng ta vua Mai Hắc Đế, Ngô Vương Quyền tức Ngô Quyền, Lý Thái Tổ. Mời các thấy cô đến thư viện đọc sách để hiểu biết thêm về 3 vị vua trên. Cô xin trân thành cảm ơn!