Thư mục giới thiệu sách tháng 3 “Giới thiệu Các danh nhân nữ tướng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam”

Thứ sáu - 25/03/2022 08:27

Các danh nhân nữ tướng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

Các danh nhân nữ tướng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam
Thưa các thầy cô giáo và các em học sinh yêu quý!Để kỷ niệm ngày 8-3 ngày phụ nữ Việt Nam. Trong thư mục giới thiệu sách tháng 3 này, cô xin giới thiệu thư mục sách với chủ đề: :“Giới thiệu Các danh nhân nữ tướng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam
Như chúng ta đã biết: Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịc sử ấy, phụ nữ giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nằm trong dòng chảy của lịch sử loài người, lịch sử Việt Nam đã trải qua những biến cố thăng trầm, có những năm tháng độc lập tự do, vươn lên mạnh mẽ, với những sự tích anh hùng lẫm liệt, nhưng cũng có những năm tháng loạn ly suy thoái chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Trong bối cảnh lich sử đó đã xuất hiện những con người làm thay đổi diệm mạo xã hội, góp phần trực tiếp vào công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước, đưa đất nước tiến lên.  Họ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, họ là những người lao động cần cù trên tất cả các trận tuyến, thông minh sáng tạo, họ còn là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Đại diện tiêu biểu cho những người phụ nữ kiên cường, bất khuất đó không thể quên được đó là Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân…
Chính vì vậy họ được trang trọng ghi tên vào sổ sách, được nhân dân quý trọng, đời đời tôn vinh.
Các danh nhân nữ tướng tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

Vào đầu Công nguyên, hai thế kỷ sau Thục An Dương Vương, ở Mê Linh, thuộc vùng đất tổ Hùng Vương có hai người con gái Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, con gái của vị Lạc tướng Mê Linh tên là Hùng Định thuộc dòng dõi Hùng Vương.
Hai Bà Trưng sinh ra tại quê nội là xóm Đường Trang, Cổ Lai, nay là xã Mê Linh, huyện Yên Lãng, Tỉnh Vĩnh Phúc. Hai Bà Trưng đã lãnh đạo toàn dân Âu Lạc cũ vùng dậy lật đổ nền đô hộ tàn bạo của phong kiến phương Bắc, giành lại tự do độc lập cho dân tộc. Xây dựng lại một nhà nước nắm chính quyền và tiến hành một cuộc kháng chiến chống xâm lăng quyết liệt. Hai bà Trưng là ngọn cờ giải phóng dân tộc đầu tiên trong lịc sử Việt Nam, là những nữ anh hùng dân tộc đầu tiên làm rạng rỡ giống nòi Rồng Tiên.
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận phường tham bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em chung một lời nguyền.
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Trong bộ danh nhân lịch sử Việt Nam tác giả Nguyễn Bích Ngọc đã viết cuốn Hai Bà Trưng dày 179 trang, khổ 13x20,5 cm. SĐKCB 163.
Cuốn sách '' Hai Bà Trưng ''
 

Sự nghiệp của hai bà thật lớn lao, chiến công của nhân dân Việt cổ thời hai Bà thật oanh liệt. Những bài học của hai Bà để lại thật vô giá. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn và sự nghiệp của hai vị nữ tướng anh hùng này.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một sự kiện trọng đại và vinh quang trong lịch sử nước ta.
Hai Bà Trưng quả thực đã thành một hiện tượng văn hóa ở Việt Nam ta. Ngoài các lĩnh vực như lịch sử, tín ngưỡng, phong tục …còn có cả một kho tàng văn học nghệ thuật phong phú như thơ ca, hò vè, câu đối, tác phẩm sân khấu ca ngợi sự anh dũng chống giặc của Bai Bà.
          Chúng ta đến với người nữ anh hùng tiếp theo đó là truyện Bà Triệu  tác giả Trần Hà – Lê Huyền Trang. Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản , khổ 14,5 x 20,5cm, SĐKCB 190.
Cuốn sách được giới thiệu Bà Triệu
 
       
Hai trăm năm sau cuộc khởi nghĩa oanh liệt, nghìn thu vang vọng , tinh thần quật cường bất khuất của Hai Bà Trưng, vầng hào quang chói lọi, ý chí đấu tranh dành độc lập tự do cho dân tộc vẫn ngời sáng giữa đêm trường của đại nạn Bắc thuộc. Giặc nhà Ngô ở phương Bắc, lúc này đã thay thé quân nhà Hán, thống trị nước Việt. Bọn đầu trâu mặt ngực, gươm giáo đầy mình rầm rập hoành hành khắp nơi. Chia năm sẻ bảy non sông gấm vóc của ta, giặc Ngô đặt chức Thứ sử, đứng đầu châu Giao ( là tên gọi mà chúng ta gọi nước Việt khi đó). Các quan Thái thú thì cai trị các quân ở địa phương, trong đó, quận Cửu Chân là nơi mà giặc “Ngô chính thức bạo ngược, thuế khóa bóc lột không biết thé nào là cùng” – đúng như lời thú nhận của chính sứ cố Trung Hoa lúc ấy.
Cửu Chân ngày đó, xứ Thanh ( Thanh Hóa) về sau chính là quê hương của Nàng Trinh vẫn được dân gian gọi tên theo họ Triệu là Triệu Trinh Nương – Vốn dòng hào kiệt từ thủa các vua Hùng dựng nước- đó chính là bà Triệu
Trên Đỉnh ngọn Na Sơn giữa Ngàn Nưa hùng vĩ, cô gái  mà đã sớm biết nuôi chí lớn, ngày nay ngẫm suy về câu nói truyền từ xưa trên quê hương mình “ Na Sơn nhất phiên nhất hô thiên hạ biến”( một ngọn núi lửa hô lên một tiếng biến động khắp nơi.Nén lòng, gắng công, Nàng Trinh dồn sức thuyết phục người anh ruột của mình là Triệu Quốc Đạt, bí mật chiêu tập những nghĩa sĩ đầu tiên hội tụ quanh cây quyền trượng từ hồi tiên tổ truyền về chung đúc ý chí dấy quân đánh giặc.  Trong đại ngàn Rừng Nưa, dưới bóng ngọn Na Sơn huyền bí dần dần náu mình hình thành đoàn nghĩa binh Cửu Chân của anh em Quốc Đạt – Nàng Trinh miệt mài nhưng âm thầm, các chiến binh lặng lẽ luyện tập thật lợi hại những thế đánh đỡ tiến lui chờ ngày xung trận theo hiệu lệnh của chủ tướng.
Nàng Trinh, từ khi được giao nhận thanh bảo kiếm của tổ mẫu, càng đêm ngày nung nấu chí hướng noi gương những nữ anh hùng thủa trước, đuổi giặc cứu dân. Cô gái Cửu Chân lớn lên cùng những bài luyện kiếm gia truyền, và hình ảnh tráng lệ của Hai bà Trưng trên đầu voi dữ, xông pha chiến trận…Chỉ một thời gian sau, như một điềm Triệu lạ kì, một con voi giữ đã từ đại ngàn xông về vùng Nưa. Đó là một con voi trắng to lớn chưa từng thấy, chỉ có một ngà, nhưng con voi dữ cực kì lợi hại, phá phách xóm làng không ai đương nổi. Trai tráng trong vùng mãi mới tìm được cách dụ voi sa xuống bãi lầy, quăng thừng chão, bắt sống. Voi dữ đã bị chói chặt nhưng vẫn long sòng sọc, không chịu khuất phục, lúc đó nàng Trinh xuất hiện! diệu huyền thay, mới thoạt thấy nàng Trinh voi trắng một ngà đã cúi đầu, quỳ xuống, mời nữ chủ cưỡi thử.
Trời, đất, và người, vậy là đã hòa hợp để cho bùng nổ sự kiện lớn của nước Việt bắt đầu từ Cửu Chân. Năm Rồng( Mậu Thìn ), 248 sau Công nguyên, Nàng Trinh, cô gái Cửu Chân 22 tuổi cho nối hiệu cồng thiêng, cùng anh trai Triệu Quốc Đạt phát lệnh khởi nghĩa diệt giặc Ngô, giúp dân cứu nước.Tấm gương trung trinh, một lòng vì nước vì dân, anh hùng bất khuất của bà Triệu, nối tho Hai Bà Trưng, sống mãi muôn đời với lòng dân và non sông đất nước.
Vâng! Người nữ tướng tiếp theo cô muốn giới thiệu trong thư mục này là: Nữ tướng Bùi Thị Xuân được tác giả Vũ Thị  Ngọc Khuê biên soạn , nhà xuất bản văn hóa thông tin phát hành năm 2015, dày 131 trang.
cuốn sách được giới thiệu '' Nữ tướng Bùi Thị Xuân ''

Bùi thị Xuân -  một vị nữ tướng tài ba trong lịch sử Việt nam, bà phục vụ triều đại Tây Sơn ( thế kỷ XVIII) lập nhiều chiến công xuất sắc. Bà là một Đô đốc, chỉ huy quân đội, là vợ của thiếu tướng Trần Quang Diệu. Bà quê ở thôn Phú Xuân xã Bình Phú, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định. Bà đã hi sinh cho sự nghiệp Tây Sơn: Tận tụy trong buổi bình sinh, hiên ngang trong ngày lâm nạn, bà đã đóng góp cho que hương đất nước, tạo len những thành tích lớn lao trong công cuộc giải phóng dân tộc. Nhân dân ta từ xưa rất ngưỡng mộ bà, gọi bà là Thiếu Phó. Dân gian cũng đã lưu truyền về bà Phó để ca ngợi bà.
Trên là thư mục giới thiệu bộ sách   “Giới thiệu Các danh nhân nữ tướng
tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam”, rất mong các em đến thư viện tìm và đón đọc những cuốn sách trên để hiểu biết thêm về các nữ tướng  anh hùng  trong lịch sử nước ta.
                                       Bích Hòa, ngày 15 tháng 03 năm 2022
                                                            
 

Tác giả: Nguyễn Thị Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây